LOÉT GIÁC MẠC

22/04/2014, 10:58

 

LOÉT GIÁC MẠC

                                                         (Bs Lê Văn Quân)

 

  1. MỤC TIÊU
  1. 1.Mô tả được vị trí giải phẩu và cấu trúc giác mạc

     2,Định nghĩa được loe giác mạc

     3.Chẩn đoán được loe giác mạc

  2.  4.Trinh bày các hướng xử trí ban đầu

  3.  

    B.NỘI DUNG

  1. sơ lược giải phẩu:

    -Gíac mạc(GM): là cấu trúc trong suốt nằm ở phía trước và chiếm khỏang 1/6 diện tich nhản cầu          

    -GM  là cấu trúc vô mạch

    -Được chia làm 3 lớp chính là lớp biểu mô,nhu mô và nội mô

    - Chi phối bời nhánh cảm giác của dây thần kinh mắt thuộc dây V    

     

     

     

  2. Đinh nghĩa:
    • Viêm giác mạc là giác mạc bị viêm làm mất độ trong suốt của giác mạc (thường GM có màu trắng đục)
    • VLGM: là vùng giác mạc viêm kèm với khuyết mất lp bề mặt giác mạc
    • bệnh có thể gây mù nếu không được chẩn đóan và xữ trí kip thời
  1. Nguyên nhân:

              -Loét giác mạc thường bị sau một tổn thương bề mặt giác mạc

              -Nhiều nguyên nhân gây VLGM

  2. 3.1 Vi khuẩn:

    Thường gặp do trực khuẩn Gr(-) (Pseudomonas aeruginosae,Klebsiella pneumoniae,Streptococcus hemolyticus…)

    3.2 Vi rus:

    Loét GM thường do  Herpes simplex virus,ít gặp hơn là varicella zoster virus.                         

  3.                           
  4. 3.3.Nấm: thường xảy ra sau một vết trầy xướt giác mạc do thực vật( đặc biệt do lá cỏ,lá lúa,hạt lúa bắn vào mắt )loại này tiên lượng thường nặng vì diễn tiến nhanh,điều trị khó và bệnh nhân hay đến trể.

    VLGM cũng thường gặp trên cơ địa suy giãm miễn dịch

    Các loại nấm hay gặp như Candida,Aspergillus,Nocardia,Cephalosporum, nguy hiểm nhất là loét do Furasium v́ diễn tiến rất nhanh dể đưa đến mù lòa

    3.4.VLGM do bệnh tự miễn (Loét GM vô trùng)

    3.5.Các nguyên nhân khác: ít gặp hơn

    -Tia xạ: chủ yếu do tia cực tím,tia X..

    -Hóa chất:các chất có tính acide,kiềm

    -Bỏng: do nhiệt,do hóa chất…

    -Thần kinh: tổn thương dây V.VII,hôn m

     

  5. Chẩn đoán: Dựa vào các triệu chứng sau

    4.1.Cơ năng:

    - Đau nhức mắt,sợ ánh sáng,xuất tiết dịch nhiều

    -Nhìn mờ

    -cảm giác cợm ,xốn ở mắt

    4.2.Thực thể:

    Giác mạc mất độ trong suốt,ổ loe màu trắng đục,đôi khi có màu hơi vàng

    Kích thước ổ loét có thể khu trú ,nặng hơn  lalan khắp bề mặt giác mạc

    Mủ tiền phòng trong trường hợp loét nặng

    Cương tụ rìa giác mạc,mi sưng phù ,đụng vào bệnh nhân rất đau

  6. 4.2 Cận lâm sàng:

    Soi tươi

    Nhuộm Gram ,Giemsa

    Cấy bệnh phẩm - làm kháng sinh đồ

  7. Điều trị:

    Điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng

            

  1. Điều trị nguyên nhân:

                    Tùy thuộc nguyên nhân gây loét giác mạc

    1. Do vi trùng:

                       Kháng sinh tại chổ + kháng sinh toàn thân đường uống

                       Chọn kháng sinh tùy thuộc vào chủng vi trùng

                       Chọn kháng sinh có độ thấm giác mạc tốt

                       Có thể kết hợp nhiều loai kháng sinh

    2. Do nấm:

                     Điều trị kháng nấm tại chổ+ toàn thân

    3. Do virus:

      Kháng virus tại chổ +toàn thân

      4.14.Do tự miễn:

      Dùng thuốc ức chế miễn dịch

      Chú ý:

       Trước một VLGM chưa rõ nguyên nhân ,điều trị như một VLGM do vi trùng cho đến khi tìm ra nguyên nhân khác

      “ Không được dùng thuốc nhỏ hoặc tra mắt có chất steroid trừ khi có chỉ định của thầy thuốc nhãn khoa”(WHO)

       

  2. Điều trị triệu chứng:

-Giảm đau:

Có thể dùng thuốc giảm đau –kháng viêm non-steroid đường uống

-Liệt điều tiết bằng nhỏ mắt tại chổ với Atropine 1%,Homatropine 0.25%(trẻ em)

- Hạ nhản áp nếu có dấu hiệu tăng áp thường dùng Acetazolamide hoặc Diamox

 

 

 

Trang 2 trong 2 « 1 2